Danh mục sản phẩm
Nepal

Tranh Thangka Thiên Thủ Quan Âm - Tranh Vẽ Tay

Tình trạng: Còn hàng   |   Mã SKU: PVN352
Liên hệ
Phương thức thanh toán
  • Giao hàng toàn quốc
    Giao hàng toàn quốc
  • Tích điểm tất cả sản phẩm
    Tích điểm tất cả sản phẩm
  • Giảm 5% khi thanh toán online
    Giảm 5% khi thanh toán online
  • Cam kết chính hãng
    Cam kết chính hãng

Giao hàng nhanh chóng

Tất cả các đơn hàng toàn quốc

Tận Tâm phục vụ

đem lại sự hài lòng cho quý khách là niềm hạnh phúc của chúng tôi

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

sản phẩm chất lượng cao, giá thành phải chăng

Phát hành sỉ và lẻ

giảm giá đối với quý thầy

Mô tả sản phẩm

Tranh thangka vẽ tay Nepal: Thiên Thủ Thập Nhất Diện (A1)
- kích thước: 65cm x 1 mét 
- xuất xứ: tranh vẽ tay nepal, lama vẽ 

Công đức của ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI 

Đại Bi Tâm Đà La Ni là bài Chú căn bản minh họa Công Đức Nội Chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Bài Chú này có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni… và thường gọi tắt là Chú Đại Bi.

Người muốn tu trì Chú Đai Bi, trước tiên phải phát khởi Tâm cảm ơn sự trong sạch của nguồn Pháp, quy mệnh Bản Tôn Đại Bi Thanh Cảnh Quán Âm cùng với Thần Chú này. Tiếp theo khẩn cầu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ chúng ta đến được cảnh giới viên mãn thanh tịnh, đập nát  tất cả chướng ác. Ngoài ra chúng ta cần phải nhớ trì mười loại tướng mạo Đà La Ni này, nhằm tăng cường thêm cho uy lực của Chú Đại Bi.

1. Tâm Đại Từ Bi: Đại Từ là giúp cho chúng sinh vui vẻ, Đại Bi là nhổ sạch khổ đau của chúng sinh, cần phải đầy đủ Tâm Đại Từ Bi này mới gọi là Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Tâm Đại Từ Bi là từ trong Thể Tính của Pháp Giới sinh ra, là lực lượng được sinh ra trực tiếp từ trong Tâm Bồ Đề

2. Tâm Bình Đẳng: Là biết tất cả Pháp Giới đều bình đẳng. Chư Phật, chúng sinh chẳng có sai khác, ta và Chư Phật ngang bằng không hai. Ta trì tụng Chú này tức là chư Phật cũng trì tụng Chú này, mà trong Tâm không có bất cứ ngã mạn nào, toàn bộ là ở sức Pháp Giới trì tụng Chú này, phân biệt căn bản không có ta cũng không có Chư Phật. Ta trì tụng Chú này cúng dường tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng phải nhận cúng dường của Đức Phật Đà. Tất cả bình đẳng, không có hai.

3. Tâm Vô Vi: Vô Vi là không chấp trước, không tác ý, tự nhiên mà khởi, không cần theo thứ tự mà tiến lên, buột miệng nói ra; tự nhiên sinh khởi, Tâm không có chướng ngại, bấy giờ tức là Vô Trụ Sinh Tâm, Tâm Quá khứ, hiện tại, vị lai chẳng thể đắc. Vô Vi không chế tác, tự nhiên buột miệng mà niệm.

4. Tâm không có nhiễm dính (Vô nhiễm trước): Không chấp dính cảnh giới của Chú Đại Bi, không chấp dính cảnh giới của chư Phật, không chấp dính cảnh giới của chúng sinh,  không chấp dính hết thảy cảnh giới của Thần Thông, cũng không chấp dính vào công dụng của Chú Đại Bi, tất cả đều là Như Huyễn của Hiện Quán.

5. Tâm Không Quán: Không Quán đó là như huyễn. Quán sát sự trống rỗng của Tính Duyên Khởi, Như Huyễn của Hiện Quán, đồng dạng cũng không có bất cứ sự nhiễm dính, ngay cả Chú Đại Bi cũng là trống rỗng (‘Sùnya: Không). Nhân vào Duyên của trống rỗng (Không) cho nên hay sinh khởi Chú Đại Bi.

6. Tâm Cung Kính: Cho dù chúng ta biết rõ là trống rỗng, cho dù là như huyễn, cho dù là không nhiễm dính, nhưng đối với Chú Đại Bi vẫn có Tâm cung kính vô thượng, đối với Quán Thế Âm Bồ Tát có Tâm cung kính vô thượng, đối với chư Phật có Tâm cung kính vô thượng.

7. Tâm Thấp Kém: Cho dù biết các Pháp bình đẳng không hai, nhưng không tự mãn, không tự cho là đủ, cúng dường Chú này. Nói chung giống như trái đất, cúng dường tất cả, Tâm không dâng lên cao.

8. Tâm không có Tạp Nhiễm: Tâm không có tạp nhiễm là Định, buột miệng nói ra, an trụ vào trong Chú Đại Bi, Tâm không hỗn loạn bất cứ cái gì, an trụ ở cảnh giới Đẳng Trì của Định Tuệ, là Tâm không có tạp nhiễm.

9. Tâm không có Kiến Thủ: Kiến Thủ là ở trong pháp Ngũ Uẩn quên loại bỏ ngã chấp, loại bỏ sự dính mắc các Pháp. Tâm không có Kiến Thủ là tương ứng với Tâm Không Quán, Tâm không có Kiến Thủ là Không Quán, đó là khởi Hiện Không, không có chấp dính, niệm niệm chẳng thể đắc. Là pháp môn Vô Niệm, là pháp môn Bát Nhã, là Nhất Hạnh Tam Muội. Đi, đứng, ngồi, nằm trong Nhất Hạnh đều ở trì tụng Chú Đại Bi mà không có chấp dính; tuy độ tất cả chúng sinh mà quả thực không một chúng sinh nào được độ.

10. Tâm Vô Thượng Bồ Đề: Cần phải phát khởi Tâm Vô Thượng Bồ Đề cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát và mười phương chư Phật đồng một Từ Lực, cùng với chúng sinh đồng một Bi Ngưỡng, đầy đủ Vô Thượng Bồ Đề, cứu độ tất cả chúng sinh.

Nếu hay như Pháp tụng trì Chú này, không những chỉ thông đạt Phật Pháp mà tất cả học vấn thế gian cũng đều hiểu biết hết, các loại Kinh Điển, Pháp Thuật cũng hay thông đạt, hay xua đuổi tất cả bệnh tật, cũng hay chế phục tất cả Thiên Ma và Quỷ Thần…. khiến cho không thể gây chướng ngại.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Thí Vô Úy Quán Tự Tại Bồ Tát.

42 THỦ NHÃN ẤN-PHÁP
https://tangthuphathoc.net/42-thu-nhan-an-phap-kt/

Lh: Phật Giáo Diệu Thoát
      - 131b ngõ 105/20 doãn kế thiện, mai dịch, cầu giấy, hà nội - 0387646113/ 0912110947

Phan ngũ sắc
-17%
Pháp bảo mật tông Tây Tạng

Phan ngũ sắc

3.500.000₫ 4.200.000₫
-17%
Pháp bảo mật tông Tây Tạng

Đèn dầu liuli Bát Kiết Tường

2.800.000₫
Pháp bảo mật tông Tây Tạng

LINH PHÙ SANGGE QIJI

180.000₫
Pháp bảo mật tông Tây Tạng

Trầm bột thiêng Sky Dancer  - có 2 loại vàng và trắng

850.000₫

Sản phẩm đã xem