Tinh dầu chiên đàn hương Ấn Độ lọ 8ml
hương thơm dâng cúng chư thiên.
( Trong có tổng hợp thêm một vài thành phần lưu hương khác )
Sinh ra từ cái nôi văn hoá tôn giáo, cây đàn hương trong tâm linh đóng một vai trò vô cùng đặc biêt.
Nếu xem lại kinh sách Phật giáo, ta sẽ thấy cây đàn hương được nhắc đến rất nhiều trong Chuyện tiền thân đức Phật, trong Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Cú, Kinh Tăng Chi Bộ, Mi Tiên vấn đáp, trong Tạng Kinh… và dễ thấy hơn là ở bài niệm hương – bài Tán Chiên đàn (“Chiên đàn hải ngạn – Lư nhiệt thanh hương – Da Du tử mẫu lưỡng vô ương …”). Trong đó, đàn hương được nhắc đến như một loại cây quý, thơm tho trên cõi thế và rất linh thiêng, khi thoa hương của nó sẽ giúp tinh thần minh mẫn.. Chính vì vậy, trước đây, Phật tử hay dùng “chiên đàn” để cúng dường cho Phật.
Kinh Pháp Cú có đoạn nhắc đến đàn hương như sau: “Hương chiên đàn, hương đa-già-la đều là thứ hương vi diệu, nhưng không bằng thứ hương đức hạnh, xông ngát tận chư thiên”. Trong Chuyện tiền thân đức Phật, cây đàn hương cũng được nhắc đến cùng với cây gụ:
“Gụ, đàn hương mọc khắp nơi
Cùng nhiều cây khác không lời diễn ca.
Cây dâu, cây dẻ, phượng hoa
Mọc dày chi chít chen đua la đà.”
Chính vì thế, gỗ đàn hương đã được ứng dụng để chế tác thành các sản phẩm văn hóa tâm linh như chuỗi hạt, quyền trượng, ngọc bội, tượng Phật,… và đặc biệt là làm thành nhang, tinh dầu để đốt khi tụng kinh, ngồi thiền hoặc làm Pháp hội. Như đã biết, nhang đàn hương, trầm hương và đinh hương là bộ ba không thể thiếu trong thực hành tu tập hàng ngày.
Nhiều người cho rằng hương đàn hương có thể làm cho tinh thần minh mẫn và giúp khai mở “con mắt thứ ba” (hay còn gọi là “Huệ nhãn”, “Thần nhãn”, là “con mắt trí tuệ” có thể thấy được những điều mà hai con mắt trần không thấy được như quá khứ, tương lai, những thứ vô hình…)