1. Nguồn gốc Vô Lượng Thọ Kinh
Vô Lượng Thọ kinh (Amitāyurdhyāna Sūtra) còn được gọi là Kinh Vô Lượng Thọ, chỉ rõ quá trình phát triển giáo pháp của phái Tịnh Độ Tông.
Theo ghi chép cũ, hoàng hậu Vi-đề-hi cùng với chồng là vua Tần-bà-sa-la bị vua A-xà-thế - con mình bắt hạ ngục. Tin vào tâm linh và thần phật, bà nhất tâm cầu nguyện Phật và xin tái sinh ở một cõi bình yên hạnh phúc.
Mọi thế giới tịnh độ đều được đức Phật cho bà nhìn thấy và bà đã chọn cõi Cực lạc của A Di Đà.
Sau đó, Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh, gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ.
Các phép quán này giúp con người có thể thấy được A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngay trong đời này và đó là dấu hiệu chắc chắn họ sẽ được tái sinh về Tịnh độ.
2. Ý nghĩa của bộ Kinh Vô Lượng Thọ
Vô Lượng Thọ Kinh có điểm khác biệt so với các bộ kinh khác. Các bộ kinh khác, Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ giảng một lần trong đời và chỉ có một bản. Chỉ có bộ kinh này là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhiều lần nên có nhiều bản gốc khác nhau.
Điều đó đã chứng minh tầm quan trọng của bộ kinh này đối với giới phật tử.
Ở Trung Hoa, kinh Vô Lượng Thọ đóng một vai trò trọng yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh Độ Tông. Từ đời Tùy cho đến đời Tống, có ít nhất 40 luận giải về kinh được trước tác, phần nhiều được biên soạn trước năm 800.
Bộ Kinh đã để lại một ảnh hưởng to lớn vượt qua giới hạn truyền thống Tịnh độ tông Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên.
Sự quan trọng của Quán Vô Lượng Thọ trong giai đoạn phát triển ban đầu của Tịnh Độ Tông được lý giải bởi 3 yếu tố:
Thứ nhất, Kinh Vô Lượng Thọ được xem như bản kinh điển hình tụng niệm để được vãng sanh. Bộ kinh thu hút được sự chú ý tập trung, khiến cho giáo lý của nó mau chóng thực hành trong số đông hàng cư. Bộ kinh còn dành cho cả những người đã phạm những tội nặng khó được vãng sinh.
Thứ hai, những việc Hoàng hậu Vi-đề-hi đã trải qua được ghi trong phẩm tựa của kinh Quán Vô Lượng Thọ được củng cố bằng sự phát triển ý tưởng tinh thần con người trong xã hội Trung Hoa cũ. Tình trạng Phật giáo trong thời kỳ này đã đến giai đoạn mạt pháp, trong bối cảnh tai họa thiên nhiên và những cuộc nội chiến, đã lên đến đỉnh điểm với cuộc đàn áp Phật giáo từ năm 577-580 của Vũ Đế nhà Bắc Chu.
Thứ ba, Vô Lượng Thọ là bộ kinh quan trọng thúc đẩy các học giả phát triển giáo lý Đại thừa. Vô Lượng Thọ đã giúp mang đến cho giáo lý Tịnh Độ Tông vị trí trọng tâm cho các chú giải của nhiều tăng sĩ, học giả.