CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VÀ LÂM CHUNG - TULKU THONDUP GIẢNG
Chiquan
Chủ Nhật,
27/03/2022
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VÀ LÂM CHUNG - TULKU THONDUP GIẢNG
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ
Hỏi: Nhiều người phải đối mặt với nhiệm vụ đau đớn – giúp đỡ cha/mẹ hay ai đó mà họ yêu thương khi những vị này bị ốm hay lúc cuối đời. Liệu Phật giáo có bất kỳ công cụ nào để chúng ta trở nên sẵn sàng giúp đỡ hơn với những vị đang hấp hối? Có các nghi lễ hay thiền định nào mà chúng ta có tiến hành nếu chúng ta chưa được nhập môn vào các bí mật của Phật giáo Tây Tạng?
TULKU THONDUP: Chăm sóc cha/mẹ hay người yêu thương đau bệnh hoặc đang lâm chung là một thực hành tâm linh diệu kỳ.
Dĩ nhiên, nó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong những lúc này, chúng ta cần nhắc nhở bản thân rằng đó là đặc ân khi được giúp đỡ người khác; đó là một cơ hội để phát triển trong sự nhẫn nhục, lòng bi mẫn, sức mạnh và tình yêu thương – những phẩm tính tinh thần phi phàm – thứ sẽ trở thành cội nguồn vĩ đại của thiện nghiệp cho bản thân và chúng sinh khác. Vì thế, nếu chúng ta cảm thấy sự kháng cự, chúng ta cần cố gắng vượt qua và cảm thấy biết ơn đặc ân được giúp đỡ ai đó trong thời điểm khó khăn này. Từ “Cảm Ơn” rất diệu kỳ trong cách mà nó mở trái tim và tâm của chúng ta. Nếu chúng ta tiếp cận hoàn cảnh theo cách này, mỗi khoảnh khắc sẽ đều là một sự gia trì.
Điều vô cùng quan trọng là chuẩn bị bản thân về tâm linh và thiền định, khi người đó sắp kết thúc cuộc đời. Nếu tâm bạn an bình, hoan hỷ và tràn đầy sư gia trì, sự hiện diện của bạn và bất kỳ điều gì bạn nói sẽ đều giúp ích. Nếu bạn buồn bã, lo âu và dao động, sự giúp đỡ của bạn sẽ ít hiệu quả hơn. Vì thế, tự bản thân hãy thiền định và cầu nguyện. Cố gắng đừng đánh mất nền tảng tâm linh của bản thân. Thay vào đó, hãy mở rộng kinh nghiệm của bạn cho người đó. Hãy xem xét bối cảnh tinh thần, thói quen và văn hóa của người đó và suy nghĩ xem sự giúp đỡ nào là thích hợp nhất với họ.
Nếu được, hãy cầm tay người đang hấp hối. Hãy nhìn họ với lòng từ ái và sự tin tưởng. Hãy trao bất kỳ lời khuyên nào thích hợp. Hãy thiền định và nghĩ rằng ánh sáng và năng lượng gia trì mà bạn đang trải qua được truyền cho họ. Hãy nghĩ rằng mọi sợ hãi, lo lắng và nỗi buồn của họ tan biến hoàn toàn dưới dạng sự đen tối từ thân và tâm họ.
Đừng nói với người đang hấp hối quá nhiều chuyện, dù cho chúng có sâu sắc thế nào, bởi khi người ta sắp ra đi, tâm họ trở nên ít sắc bén hơn. Hãy nói ít, nhưng khiến nó ý nghĩa. Chỉ nói điều gì đó như, “Hãy nhớ rằng Vô Lượng Quang Phật [hay bất cứ vị cao quý nào mà người đó tin tưởng] đang ở bên bạn” hay “Om A-mi-ta-bha hri”. Hãy nói đi nói lại điều này. Điều này đơn giản và dễ hiểu. Lặp lại bằng giọng dịu dàng, mạnh mẽ khiến nó đi vào tâm người đó và có thể duy trì với họ trên hành trình của họ.
Cách mà chúng ta nói với người đang hấp hối thì quan trọng như điều chúng ta nói. Mọi thứ cần đến từ trái tim. Mọi thứ phải được nói một cách điềm tĩnh, chân thật, với sự tin tưởng. Đừng làm điều gì tổn thương hay gây buồn bã cho họ. Đừng nói điều gì có thể gây ra sự sân hận, mê lầm hay tham luyến.
Hãy liên tục nhắc nhở người đó cầu nguyện đến bất kỳ sức mạnh lớn lao hơn nào mà họ tin tưởng. Nếu bạn biết họ cầu nguyện đến ai, bạn cũng có thể cầu khẩn chư vị. Nếu người đó không theo truyền thống nào, nhưng cởi mở với sự cầu nguyện, bạn có thể hỏi xem họ có thích lặp lại một lời cầu nguyện như, “Xin Chúa hãy ở bên con mọi lúc”. Nếu người đó là Phật tử, hãy nhắc họ cầu nguyện đến bất kỳ vị Phật nào mà họ đã cầu nguyện. Bạn có thể sử dụng thiền định về Phật Vô Lượng Quang và cõi Tịnh độ của Ngài được miêu tả trước đó.
***
Caring for the Sick and Dying
Question:Many people face the painful task of helping a parent or someone they love when they are sick or at the end of their life. Does Buddhism have any tools for us to become more present to those who are dying? Are there rituals or meditations we can do if we havent been initiated into the secrets of Tibetan Buddhism?Tulku Thondup: Caring for a sick or dying parent or loved one is an amazing spiritual practice.
It isn’t always easy, of course. In those moments we should remind ourselves what a privilege it is to help another; what an opportunity it is to grow in patience, compassion, strength, and love – extraordinary mental qualities that will become a great source of good karmas for ourselves and others. So if we feel resistance, we should try to break through it and feel thankful for the privilege of helping the person during this hard time. The words “thank you” are magical in how they open our mind and heart. If we approach the situation this way, every moment will be a blessing.
It is very important to prepare yourself spiritually and meditatively, as the person nears the end of life. If your mind is peaceful, joyful, and energized with blessings, your presence and whatever you say will help. If you are sad, nervous, and shaky, your help will be less effective. So meditate and pray yourself. Try not to lose your own spiritual ground. Instead extend your experience to the person. Consider the mental, habitual and cultural background of the person and think about what help would best suit them.
If it is proper, hold the dying person’ hand. Look at them with kindness and confidence. Give whatever advice is proper. Meditate and think that the blessing lights and energies that you are experiencing are being transferred to them. Think that all their fear, worry, and sadness are totally dispelled in the form of darkness from their body and mind.
Don’t talk to the dying person about too many things, even if they are profound, for as people prepare to leave, their minds become less sharp. Say less, but make it meaningful. Just say something like, “Remember that the Buddha of Infinite Light [or whatever higher being the person believes in] is with you” or ” Om A(ah)-mi-ta-bha hri.” Say this over and over. This is simple and easy to comprehend. Repeating it with a gentle, strong voice makes it sink into the person’s mind and could remain with them through their journey.
How we speak to the dying person is as important as what we say. Everything should be from the heart. Everything should be said calmly, truthfully, with confidence. Do nothing that would hurt or upset the person. Say nothing that might create anger, confusion, or attachment.
Keep reminding the person to pray to whatever higher power they trust in. If you know whom they pray to, you can invoke them, too. If the person has no tradition, but is open to prayer, you might ask if they would like to repeat a prayer like, “God, please be with me all the time.” If the person is Buddhist, remind them to pray to whatever Buddha they prayed to. You can use the meditation on Buddha of Infinite Light Buddha and his pure land described earlier.