Danh mục sản phẩm

LONG VƯƠNG

Chiquan
Thứ Tư, 16/03/2022

Long Vương

. Có đầy đủ thần thông và vô lượng phước báo. Long Vương có vô số quyến thuộc, thường hay hộ trì Phật Pháp. Khi Phật Giáo sắp diệt vong ở Ấn Độ phần lớn các kinh điển được đưa xuống Long Cung phụng thờ. Về sau có rất nhiều vị Đạo Sư đi vào Long Cung đem kinh điển về. Điều đó có thể lý giaỉ tại sao Kinh điển Mật Giáo đồ sộ ngoài tầm hiểu biết của con người.

Chúng sanh gieo ác nghiệp với long tộc thường bệnh về da, mề đay, dị ứng, chàm, vảy nến, phong cùi ....những chứng bịnh thể hiện trên da. Và họ cũng gặp nhiều chướng ngại trong cuộc sống. Những việc làm như giết hại các loài thủy tộc, đổ nước dơ bẩn xuống sông, hồ ao, biển.... KInh điển Mật Giáo có ghi chép như sau

Long Vương nguyên cư ngụ tại cung Rồng là cung điện của Long Vương ở đáy biển lớn, là nơi do Thần Lực của Long Vương biến hóa ra.

Tại thời đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) thì Long Vương (Nāga-rāja:vua Rồng) trong biển từng đến núi Linh Lộ nghe Đức Phật nói Pháp, Tâm tin tưởng vui vẻ. Lúc đó, muốn thỉnh Đức Phật đến cung Rồng trong biển lớn để cúng dường. Khi được Đức Phật nhận lời thì Long Vương liền quay về biển lớn, hóa làm cung điện lớn có vô lượng châu báu, mọi loại trang nghiêm, thậm chí từ bờ biển đến đáy biển, tạo làm thềm bậc báu bằng vàng, bạc, lưu ly (tam đạo bảo giai) như thềm bậc báu mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Trời Đao Lợi (Trāyastriṃśa) đi xuống cõi Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa). Cuối cùng thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với các Tỳ Kheo Bồ Tát cùng đi theo bậc thềm báu vào cung Rồng, tiếp nhận sự cúng dường với nói Pháp.

Sau này, sau một ngàn năm trăm năm, Ác Ma Ba Tuần với chúng Ngọai Đạo tranh nhau phá chùa tháp, giết hại Tỳ Kheo… nên tất cả Kinh Tạng đều được chuyển dời đến nước Cưu Thi Na Kiệt, và A Na Bà Đạt Đa Long Vương đều cầm giữ đưa vào biển, lúc đó Kinh Tạng hoàn toàn ở tại cung Rồng.

Ngày xưa có vị Đại Long Bồ Tát tiếp dẫn Long Thọ Bồi Tát vào cung Rồng, ở trong cung Rồng mở cái hộp hoa bảy báu, đem các Kinh Diển thâm áo của Phương Đẳng, vô lượng Diệu Pháp trao cho. Long Thọ nhận đọc trong 90 ngày thì thông giải rất nhiều, điều được đọc ấy nhiều gấp mười lần cõi Diêm Phù Đề.

Liên Sinh Thánh Tôn (Padma-saṃbhava) từng đến cung Rồng, xem xét Danh Tướng Kinh. Nhân đây chúng tám Bộ của hàng Long Thần đều hộ trì Tông Pháp Chân Thật. Tông Phái Chân Thật có “chư Thiên hộ trì” lại có “Rồng hộ trì” nổi bật nhất là Nan Đà Long Vương (Nanda-nāga-rāja), vị Long Vương này là bậc Thượng Thủ trong tám vị Đại Long Vương. Hình tượng của Ngài là đầu đội mão có bảy đầu Rồng, tay phải cầm cây đao, tay trái nắm sợi dây. Nan Đà Long Vương với Liên Sinh Thánh Tôn rất khế hợp

Long Vương tiếng Phạn là Na Già (Nāga) là một điều chẳng thể nghĩ bàn do Đức Phật đã nói. Long Vương có sức Thần Thông lớn

_Long Vương Chú mà Liên Sinh Thánh Tôn đã niệm, có hai loại

OṂ_ NĀGA NĀGA ME

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ VAJRA ME
Nguồn st

Viết bình luận của bạn